CS-Những lưu ý khi trồng sầu riêng bà con cần biết
Việc trồng cây sầu riêng không phải khó, mà cũng không phải dễ. Để đạt được chất lượng và năng suất như mong đợi, người canh tác cần nắm rõ kỹ thuật.
2020-11-29 23:10:52
Khi trồng sầu riêng, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích, bà con thường có ý tưởng trồng xen canh thêm một hoặc nhiều loại cây trồng khác. Tuy nhiên, nhiều bà con trồng xen canh các loại cây không khoa học dẫn đến việc phát sinh nấm bệnh, gây hại cho cây sầu riêng. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ liệt kê một số mô hình trồng xen canh trong vườn cây sầu riêng hiệu quả:
+ Trồng sầu riêng xen canh cây chuối: Ưu điểm của mô hình trồng xen canh cây chuối trong vườn sầu riêng là dễ trồng, ít sâu bệnh và cản gió. Cây chuối sau khi chặt buồng có thể tận dụng thân và lá để tủ gốc cây sầu riêng nhằm làm xốp đất, tránh cỏ mọc và giúp giữ nước cho cây sầu riêng. Nhờ đó mà năng suất của cây sầu riêng sẽ cao hơn so với trồng độc canh thông thường, bà con lại có thêm thu nhập từ cây chuối.
+ Trồng sầu riêng xen cà phê: Ưu điểm của mô hình trồng xen sầu riêng với cây cà phê như sau: Sầu riêng chắn gió và tạo bóng râm mát cho cà phê. Vào mùa khô, nhờ có cây cà phê dưới tán nên giúp điều hòa được không khí trong vườn, giảm được bệnh khô cành, đồng thời cải thiện được độ phì nhiêu cho đất. Hiện mô hình trồng xen cây cà phê trong vườn sầu riêng đang mang lại hiệu quả cho bà con khu vực Tây Nguyên.
Xen canh cây cà phê trong vườn sầu riêng
+ Trồng sầu riêng xen hồ tiêu: Đây là mô hình “hai trong một” thật sự cho hiệu quả kinh tế cao. Sự kết hợp cây sầu riêng và cây hồ tiêu sẽ giúp bà con tận dụng được khoảng không gian trống, tăng thu nhập trên cùng một diện tích. Tuy nhiên, cây sầu riêng cũng như cây hồ tiêu đều là cây ký chủ của nấm bệnh Phytopthora gây bệnh chết nhanh trên hồ tiêu, bệnh thối thân và thối quả hại sầu riêng. Do vậy, bà con quyết định trồng xen canh cây hồ tiêu trong vườn sầu riêng thì cần chú ý phòng nấm bệnh Phytophthora bằng việc sử dụng các chế phẩm sinh học như Pseudomonas hoặc trichoderma định kỳ hàng năm.
Ngoài ra, người dân cũng có thể kết hợp trồng xen cây sầu riêng với các cây ngắn ngày, các loại tán thấp như lạc dại, rau, củ, cây đậu phộng để cải tạo đất.
Nói tóm lại, áp dụng mô hình trồng xen cà phê, tiêu hay chuối trong vườn sầu riêng là một hướng phát triển bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để có được mô hình trồng xen sầu riêng hiệu quả và phù hợp, bà con cần cân nhắc điều kiện hiện có tại địa phương, khí hậu và nhu cầu cũng như nguồn lực kinh tế của mình.
Chúc bà con thành công!
Cổng Nông Dân
Việc trồng cây sầu riêng không phải khó, mà cũng không phải dễ. Để đạt được chất lượng và năng suất như mong đợi, người canh tác cần nắm rõ kỹ thuật.
Bộ rễ là cơ quan quan trọng đối với cây trồng, giúp cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, đồng thời là cơ quan tiếp nhận thức ăn từ đất...
Các bệnh do đất gây ra là các bệnh gây ra bởi mầm bệnh sống trong đất và xâm lấn cây trồng từ rễ hoặc thân của cây trồng khi có điều kiện thích hợp.
Sau thời gian nỗ lực giải độc mặn cho sầu riêng qua mùa hạn mặn, nhà vườn ngán ngẩm khi sầu riêng lại héo lá khi có mưa.
Giữ cỏ trong vườn là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và nâng cao chất lượng đất.
Cây bị bệnh vàng lá thối rễ là nguyên nhân do các trủng nấm gây nên, rất khó để chữa trị bệnh, dẫn đến cây bị chết.
Nhiều vườn sầu riêng có hiện tượng rụng trái hàng loạt, khiến người trồng không khỏi lo lắng về năng suất, sản lượng.
Sầu riêng bị "sượng" là một trở ngại, nổi băn khoăn rất lớn của nhà vườn trồng sầu riêng và gây thiệt hại nhiều về kinh tế.
Sâu riêng được biết đến là cây rất nhạy cảm với độ mặn. Khi độ mặn ở 0,2%o đã gây thiệt hại.
Bệnh vàng lá thối rễ là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm trên cây sầu riêng.