CS-Những lưu ý khi trồng sầu riêng bà con cần biết
Việc trồng cây sầu riêng không phải khó, mà cũng không phải dễ. Để đạt được chất lượng và năng suất như mong đợi, người canh tác cần nắm rõ kỹ thuật.
2020-05-23 10:06:29
Hiện nay, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đang bước vào mùa mưa và cũng là mùa cây sầu riêng cho trái. Tuy nhiên, nhiều vườn sầu riêng có hiện tượng rụng trái non hàng loạt, khiến người dân không khỏi lo lắng.
Cây trơ toàn cuống
Những năm gần đây, cây sầu riêng được đánh giá là một trong những loại cây trồng cho thu nhập cao. Vì vậy, diện tích trồng cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tăng lên đáng kể. Trong đó, sầu riêng được trồng nhiều nhất tại huyện Cư M’gar với diện tích 900ha và phần lớn được trồng xen trong vườn cà phê, tiêu.
Đáng lưu ý đó là, hiện nay, nhiều vườn sầu riêng của bà con nông dân huyện Cư M’gar có hiện tượng bị rụng trái non hàng loạt. Thậm chí, có vườn rụng đến 50 – 60% số trái trên cây. Tình trạng trên khiến cho người dân lo lắng về năng suất, sản lượng và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập từ loại cây trồng này.
Ông Y Ngoan Êban (buôn Kroa B, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar) chia sẻ: Gia đình ông có gần 100 cây sầu riêng Dona đang ra trái. Mấy ngày nay, vườn sầu riêng của gia đình ông bị rụng trái hàng loạt. Mặc dù ông đã mua thuốc chống rụng trái và thuốc trừ nấm về phun, thế nhưng vẫn không có tác dụng. Hiện nay, trái sầu riêng non vẫn tiếp tục rụng. Ước tính vụ này, sản lượng sầu riêng chỉ khoảng 5 tấn, bằng 1/3 sản lượng so với vụ trước.
Vườn sầu riêng của anh Nguyễn Chín (thôn Tiến Đạt, xã Quảng Tiến) bị rụng nhiều.
Cũng như ông Y Ngoan, anh Nguyễn Chín (thôn Tiến Đạt, xã Quảng Tiến) đang lo lắng khi vườn sầu riêng của gia đình rụng trái hàng loạt. Anh Chín cho biết, vườn sầu riêng của gia đình anh đang thời kỳ ra trái, thời điểm hiện tại trái to bằng quả trứng gà. Khoảng nửa tháng nay, hầu như tất cả cây sầu riêng trong vườn đều bị rụng trái non. Cứ cái đà này, chắc sắp tới thu hoạch sẽ không đạt năng suất như những năm trước nữa.
Theo các hộ nông dân trồng sầu riêng ở huyện Cư M’gar, thời gian vừa qua, thời tiết không thuận lợi cho cây sầu riêng ra hoa và đậu trái. Mặc dù các hộ nông dân đã cố gắng chăm sóc và tưới cho vườn cây, nhưng do nắng nóng kéo dài, đồng thời mưa lại đến trễ hơn mọi năm khiến cây sầu riêng bị rụng trái non hàng loạt. Hiện số lượng trái còn đậu trên cây sầu riêng không nhiều và cũng khó có thể giữ được. Nguy cơ vụ sầu riêng năm nay mất trắng là rất cao.
Biện pháp phòng trừ
Theo một số chuyên gia nông nghiệp, trái sầu riêng non bị rụng hàng loạt do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Cây sầu riêng có đặc tính ra hoa và đậu trái rất nhiều. Nếu bà con không tiến hành tỉa bớt hoa và trái sẽ khiến chúng cạnh tranh dinh dưỡng với nhau, cây không đủ sức để nuôi. Điều này sẽ khiến trái non rụng hàng loạt.
- Tình trạng thừa hoặc thiếu nước trong giai đoạn cây sầu riêng nuôi trái đều làm giảm tỷ lệ đậu trái.
- Bón thiếu phân sẽ làm cho cây không đủ chất dinh dưỡng nuôi toàn bộ hoa và trái trên cây. Lúc này cây sẽ tự rụng bớt trái để tập trung dinh dưỡng nuôi số còn lại.
- Bón thừa phân sẽ khiến cây sầu riêng chỉ tập trung ra đọt mà không nuôi trái.
- Sầu riêng giai đoạn ra trái mà bị nấm hoặc sâu gây hại thì sức đề kháng bị giảm mạnh, tình trạng rụng trái non sẽ diễn ra nặng.
Để khắc phục hiện tượng rụng trái hàng loạt trên cây sầu riêng bà con thực hiện như sau:
- Vườn trồng sầu riêng phải cao ráo và thoát nước tốt trong mùa mưa.
- Vệ sinh vườn cây, loại bỏ những cành gần mặt đất, cành bên trong tán, cành mọc chồng chéo lên nhau và cành bị sâu bệnh.
- Bón phân đầy đủ, cân đối giữa phân hữu cơ, đạm và lân sau mỗi vụ thu hoạch để cây lấy lại sức phát triển thân lá cũng như đủ khả năng nuôi được nhiều trái về sau. Đặc biệt, bà con nên bón thêm phân hữu cơ đã ủ hoai mục để đất tơi xốp và tăng nguồn vi sinh vật đối kháng trong đất, nhằm hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.
- Tỉa bớt hoa ở những chùm hoa mọc quá dày hoặc mọc trên thân.
- Sau khi đậu trái khoảng 2 tuần, bà con tiến hành tỉa bớt những trái vẹo, những trái phát triển không cân đối hoặc những chùm quá nhiều trái.
- Khống chế không cho cây sầu riêng ra lộc và lá non trong thời kỳ ra hoa cũng như nuôi trái nhỏ.
- Nếu phát hiện trên cuống trái có hiện tượng héo, bà con sử dụng một trong những hoạt chất sau: Difenoconazole + azoxystrobin; Tebuconazole + Trifloxystrobin; Mancozeb + Metalaxil để phun cho cây. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
- Ngay sau khi sầu riêng đậu trái, bà con sử dụng 35ml thuốc dưỡng trái CAT kết hợp với 15ml thuốc FOOD MX4 pha với 8 lít nước để phun cho cây sầu riêng. Phun định kỳ 10 – 15 ngày/lần. Nếu không có hai loại thuốc trên, bà con có thể dùng 15g NUTHRIMIX pha với 8 lít nước, phun định kỳ 10 – 15 ngày/ lần cho cây.
Cổng Nông Dân
Việc trồng cây sầu riêng không phải khó, mà cũng không phải dễ. Để đạt được chất lượng và năng suất như mong đợi, người canh tác cần nắm rõ kỹ thuật.
Khi trồng sầu riêng, để đạt được sản lượng cao thông qua việc sử dụng hợp lý quỹ đất, bà con thường có ý tưởng trồng xen canh...
Bộ rễ là cơ quan quan trọng đối với cây trồng, giúp cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, đồng thời là cơ quan tiếp nhận thức ăn từ đất...
Các bệnh do đất gây ra là các bệnh gây ra bởi mầm bệnh sống trong đất và xâm lấn cây trồng từ rễ hoặc thân của cây trồng khi có điều kiện thích hợp.
Sau thời gian nỗ lực giải độc mặn cho sầu riêng qua mùa hạn mặn, nhà vườn ngán ngẩm khi sầu riêng lại héo lá khi có mưa.
Giữ cỏ trong vườn là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và nâng cao chất lượng đất.
Cây bị bệnh vàng lá thối rễ là nguyên nhân do các trủng nấm gây nên, rất khó để chữa trị bệnh, dẫn đến cây bị chết.
Sầu riêng bị "sượng" là một trở ngại, nổi băn khoăn rất lớn của nhà vườn trồng sầu riêng và gây thiệt hại nhiều về kinh tế.
Sâu riêng được biết đến là cây rất nhạy cảm với độ mặn. Khi độ mặn ở 0,2%o đã gây thiệt hại.
Bệnh vàng lá thối rễ là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm trên cây sầu riêng.