NT-Những biện pháp giúp tôm cá sống sót qua rét đậm rét hại
Để tránh ảnh hưởng do thời tiết rét đậm, rét hại, người nuôi trồng thủy sản cần thực hiện 7 biện pháp chăm sóc, quản lý, chống rét cho tôm cá...
2020-11-09 09:33:59
Thông qua sàng ăn cũng dễ dàng đánh giá tăng trưởng, tình trạng sức khỏe, độ đồng đều, ngoại hình… từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Nhu cầu sử dụng thức ăn của cá, tôm thay đổi theo ngày đêm
Vào ban ngày, quá trình quang hợp hoạt động, làm ao nuôi giàu oxy. Đây là thời điểm cá, tôm sử dụng mồi cao. Vào ban đêm, do quá trình hô hấp hoạt động, ao thiếu oxy, cá, tôm thường bị ngạt do thiếu oxy, nên nhu cầu sử dụng mồi thấp dần. Trong những tháng nuôi đầu tiên (2 – 3 tháng đầu), cần cố gắng duy trì đầy đủ lượng ăn hằng ngày, đặc biệt lưu ý đến lượng, chất, thành phần. Ngoài đạm, mỡ, chất giàu năng lượng, nên bổ sung trong thành phần thức ăn các loại vitamin premix, khoáng các loại. Có thể những tháng nuôi đầu, chủ động dùng thức ăn công nghiệp dạng viên là chính, nửa thời gian nuôi còn lại nên chuyển sang thức ăn chế biến nhằm giảm giá thành sản xuất. Đây là cách phòng bệnh cho cá rất hiệu quả và dễ dàng mà bà con cần chú ý.
Khi thời tiết, môi trường xấu, cần hạn chế sử dụng thức ăn tự chế biến, chỉ nên sử dụng thức ăn công nghiệp, nên giảm lượng ăn hằng ngày xuống hoặc ngưng cho cá, tôm ăn trong thời gian này
Nhu cầu thức ăn phụ thuộc vào thời tiết
Thông thường khi môi trường, thời tiết xấu đi, quá trình trao đổi chất giảm dần, nhu cầu sử dụng thức ăn cũng giảm theo. Cá, tôm chỉ tập trung điều chỉnh các hoạt động cơ thể, dần thích nghi với điều kiện thay đổi đột ngột của môi trường. Trong giai đoạn nuôi vỗ cá, tôm hậu bị thành cá, tôm bố mẹ, chỉ cần duy trì lượng ăn hằng ngày ở mức 2 – 3% so với trọng lượng thân. Không cho ăn quá nhiều, dễ mập, rất khó khăn trong quá trình sinh sản, tuy nhiên cần đảm bảo chất và thành phần, để việc tích lũy sản phẩm sinh sản được tốt hơn. Trong giai đoạn sinh sản, cá, tôm hầu như không ăn, do vậy cần hạn chế việc cho ăn trong giai đoạn này để phòng bệnh cho cá.
Khi cho cá, tôm ăn, nên tuân thủ theo chế độ định thời, định vị, định lượng, định chất và thành phần, định lần. Trong đó, thời gian cho ăn nên cố định và tùy theo đặc tính sinh học của từng loài thủy sản mà chọn buổi sáng hoặc chiều làm buổi chính. Hạn chế cho cá, tôm ăn vào buổi tối đến sáng hôm sau, vì ao thời điểm này oxy rất thấp, cá, tôm thường bị sốc nên ít sử dụng thức ăn. Vị trí cho ăn nên chọn những nơi sạch sẽ, nơi có nền đáy ít hoặc không ô nhiễm , xa nguồn cống cấp và thoát nước. Đảm bảo thức ăn đủ chất, lượng, thành phần. Trong đó, cần bảo đảm chất lượng thức ăn, tránh cho tôm cá ăn thức ăn ôi thiu, quá hạn, thức ăn tuôi sống chưa qua nấu, thức ăn chưa rõ nguồn gốc.
Lượng ăn hằng ngày cần duy trì ít nhất ở mức 5 – 7% so với trọng lượng thân cá, tôm trong điều kiện môi trường, thời tiết bình thường, thể trạng vật nuôi thủy sản tốt
Số lần cho cá, tôm nuôi ăn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, tuổi, mục đích nuôi… Khi cho cá, tôm ăn nên dùng máng, vó, sàng ăn cho thức ăn vào đó để dễ dàng kiểm tra, điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng hằng ngày, chủ động loại bỏ thức ăn dư thừa sau mỗi cuối ngày, hạn chế ô nhiễm môi trường. Thông qua sàng ăn, cũng dễ dàng đánh giá tăng trường, tình trạng sức khỏe, độ đồng đều, ngoại hình… từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong khẩu phần ăn hằng ngày để phòng bệnh cho cá.
Theo kythuatnuoitom.net
Để tránh ảnh hưởng do thời tiết rét đậm, rét hại, người nuôi trồng thủy sản cần thực hiện 7 biện pháp chăm sóc, quản lý, chống rét cho tôm cá...
Công dụng nổi bật của tỏi là nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Nhờ đó mà khi dùng tỏi thường xuyên, cá sẽ khỏe mạnh, ít mắc bệnh.
Lựa chọn phương pháp vận chuyển thích hợp để đảm bảo sức khỏe thủy sản, tăng tỷ lệ sống, đồng thời giảm thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản cơ bản bao gồm: Protein và amino acid, lipid và acid béo, carbohydrate, vitamin.
Theo thời gian các loài thủy sản thương mại dần trở nên quá mức như cá hồi hay tôm, tốc độ phát triển các loài này cũng chững lại và duy trì...
Để hạn chế mầm bệnh xâm nhập, cá cần được sống trong môi trường giàu dinh dưỡng và không có các vật nuôi khác xâm hại.
Trong quá trình chăm sóc, quản lý ao nuôi cá, việc kiểm soát màu nước ao nuôi rất cần thiết
Nuôi cá trong mùa mưa bão được xem là là lĩnh vực hứng chịu nhiều rủi ro như sự cố có thể xảy ra như tràn bờ, cá bị sốc do môi trường...
Mưa bão sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ và chăm sóc thủy sản. Vì vậy, bà con cần quản lý các biến động từ môi trường
Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất